-
Trẻ sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có thể liên quan đến độ tuổi của cha mẹ. Tự kỷ là...
-
4 tuổi chưa biết nói, có phải chậm phát triển?
Cháu tôi 4 tuổi, nhưng tới nay chưa biết nói chuyện, chỉ lâu lâu gọi “ba”,”năm” và “mun”. Nhưng cháu đều hiểu biết lời mình nói và làm theo. Vậy...
Trẻ tự kỷ cần được yêu thương nhiều hơn
Năm 2007, Liên Hiệp Quốc chọn ngày 2 tháng 4 hàng năm là “Ngày thế giới nhận biết về tự kỷ”, nhắc nhở mọi người hiểu biết, quan tâm hơn và có biện pháp hiệu quả khắc phục chứng bệnh này. Bởi giai đoạn đó, nhiều nước trên thế giới chưa hiểu biết tự kỷ là gì. Và có lẽ đến nay, khái niệm này vẫn mập mờ trong suy nghĩ của bao người.
Bệnh dần được nhận biết
Tự kỷ là một dạng khuyết tật do rối loạn phát triển não bộ suốt đời. Chứng bệnh không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo, địa vị xã hội, và có thể xảy đến với tất cả mọi người. Nhiều người lầm tưởng tự kỷ chỉ có con nhà giàu mắc phải. Suy nghĩ này hoàn toàn không đúng.
Tuy chưa có thống kê chính thức, nhưng chứng tự kỷ hiện nay ở Việt Nam là một vấn đề “nóng” vì số lượng trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng. Trước đây năm năm, mỗi ngày các phòng khám chuyên khoa nhận vài ba trẻ, thì nay tại các bệnh viện nhi, các trung tâm tâm thần nhi trong cả nước tràn ngập các ông bố, bà mẹ đến khám cho con. Tình trạng đông nghẹt này có khi phải hoãn chẩn đoán lại nhiều tháng sau.
Trước đây, đa phần các bác sĩ Việt Nam đều không biết về tự kỷ, kể cả các bác sĩ nhi, vì không có tiết dạy về chứng bệnh này trong chương trình y khoa của bác sĩ. Tự kỷ lúc ấy được xem như loại bệnh tâm thần, nên gia đình nào không may có con mắc phải, họ chỉ có hai cách đối xử với con: một là, giữ trẻ trong nhà, không cho ra ngoài vì sợ trẻ phá phách; hai là, đưa trẻ vào bệnh viện tâm thần chữa trị dài hạn. Trong những năm gần đây, qua thông tin báo đài hoặc trên các trang mạng, những tài liệu từ sự dày công nghiên cứu của các bác sĩ, nhiều phụ huynh đã dần nhận ra con mình có những dấu hiệu bất thường, họ mới bắt đầu đưa con đi khám.
Khi nhận ra vấn đề, lại có hai trường hợp sẽ xảy ra: một, trẻ tự kỷ quá lớn tuổi (trên sáu tuổi), sự phát triển của não chậm đi, và quá trình can thiệp không hiệu quả; hai, trẻ nhỏ từ hai đến năm tuổi (còn gọi là tuổi vàng), nếu được can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng, tương lai giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội.
Nguyên nhân chưa chính xác
Cho đến nay người ta chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân nào làm trẻ mắc chứng tự kỷ. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chính não bộ, cụ thể là những gene trong tế bào não bị nhiễm bởi môi trường độc hại từ nước, không khí, thực phẩm, các chất chì, thủy ngân, thuốc lá, các bệnh siêu vị, stress kéo dài…là những yếu tố dễ dẫn đến nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Các chuyên gia cũng giải thích, chứng tự kỷ như là một bệnh của các nước công nghiệp phát triển. Ở Mỹ tỉ lệ 1.88%, các nước Anh, Pháp, Canada cũng có tỉ lệ gần tương tự vậy. Việt Nam đang tiến lên một nước công nghiệp cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh như vậy, từ thành thị đến nông thôn đều sẽ có nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ như nhau trong tương lai.
Thêm một phát hiện, trẻ mắc hội chứng tự kỷ có sự phát triển không bình thường ở bộ não. Các nhà khoa học tin rằng những dấu hiệu bất thường xảy ra trong quá trình phát triển từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Ví như: về Corpus Callosum, cấu trúc để nối bán cầu não trái và phải ở trẻ tự kỷ không phát triển đầy đủ so với trẻ bình thường; về Amygdala, cấu trúc hạch nhân to lớn hơn kích thước não trung bình của trẻ bình thường. Đây là trung tâm đặc trách về xúc động và quan hệ xã hội. Cấu trúc này phát triển “quá đáng”, trẻ tự kỷ luôn sống trong âu lo, sợ hãi, nhất là khi tiếp cận với người đối diện, kể cả người mẹ.
Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực, tôi nhận thấy một số không nhỏ phụ huynh nôn nóng muốn con mình học tốt nhanh như trẻ bình thường, đưa con đi học thử ở nhiều trường, hoặc đưa con đi khám bệnh khắp nơi theo tin đồn của một số người, bệnh không bớt mà tật thì nặng thêm. Một số phụ huynh khác không có thời giờ dạy thêm trẻ ở nhà, gần như giao phó cho nhà trường. Có trường hợp nọ, bố mẹ là công nhân, có đứa con bốn tuổi không chịu hòa nhập với những trẻ khác, không phản ứng lại lời nói của người lớn dành cho trẻ, chỉ chú tâm vào những việc của riêng mình, không nói năng, khi cần phản ứng chỉ phát ra âm thanh ú ớ. Hàng xóm, người thân, bạn bè góp ý, cặp vợ chồng nọ vẫn khăng khăng con mình chẳng có bệnh gì, có chăng chỉ là do bé chậm nói.
Diễn tiến của đứa bé mỗi ngày một bất thường hơn, đến khi quyết định đưa đứa trẻ đến gặp bác sĩ nhờ can thiệp, thì bệnh đã quá “tuổi vàng”. Gia đình và bệnh viện phải hợp tác lâu dài, mất thời gian không ít trong liệu trình điều trị cho trẻ.
Nhiều trường hợp phụ huynh giao tivi, iPad, trò chơi điện tử cho trẻ bị tự kỷ. Họ cho rằng màu sắc, âm thanh từ các thiết bị điện tử sẽ kích thích não bộ và ngôn ngữ của trẻ. Thói quen này hoàn toàn không có lợi cho trẻ, trẻ sẽ mất thời gian can thiệp và không có điều kiện giao tiếp, mà khuyết điểm chính của trẻ tự kỷ là thiếu giao tiếp.
Trẻ tự kỷ cần yêu thương hơn
Với những trẻ không may mắc chứng tự kỷ, cha mẹ cần phối hợp tốt với giáo viên ở các trường chuyên biệt, và phải thường xuyên đi họp để theo dõi kịp thời tiến độ của con mình. Bác sĩ phải luôn tư vấn cho phụ huynh về cách chơi, cách chăm sóc trẻ tại nhà. Trẻ cần được quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi, kỹ năng sống, học theo nhóm, cá nhân. Hiện tại, một số phương pháp tổng hợp như ABA, TEACCH, FloorTime, PECS, SS, SI được một số trung tâm chuyên biệt ứng dụng vào dạy trẻ.
Bên cạnh đó, các vấn đề như điều trị y sinh, tiệt trùng khăn sạch, nước uống bằng tia UV, theo dõi thuốc trị liệu theo toa của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, phòng bệnh truyền nhiễm…cũng cần được kiểm soát chặt chẽ, giúp trẻ khỏe mạnh và cải thiện hành vi do chứng tự kỷ gây nên. Kinh nghiệm cho thấy, phụ huynh nào phối hợp tốt với nhà trường, trẻ sẽ tiến bộ một cách rõ rệt. Không có liệu pháp nào tuyệt vời bằng sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ.
TS.BS Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch hội đồng quản trị trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí, TP.HCM
Nguyên Nghĩa (ghi)
http://nguoidothi.vn/tre-tu-k-can-uoc-yeu-thuong-nhieu-hon.ndt
Bài viết liên quan:
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
-
Các cô giáo ở lớp đã tổ chức sinh nhật cho các con trong tháng 11. Một bữa tiệc sinh nhật rất vui và ấm áp bên các bạn các con sẽ còn nhớ mãi:...
-
Sáng ngày 28/10 trường Tiểu học Tô Hiến Thành đã tổ chức cho các bạn lớp Giáo dục đặc biệt đi tham quan ngoại khóa trang trại Giáo dục Erahouse cơ sở 2 tại quận...