-
Trẻ sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có thể liên quan đến độ tuổi của cha mẹ. Tự kỷ là...
-
4 tuổi chưa biết nói, có phải chậm phát triển?
Cháu tôi 4 tuổi, nhưng tới nay chưa biết nói chuyện, chỉ lâu lâu gọi “ba”,”năm” và “mun”. Nhưng cháu đều hiểu biết lời mình nói và làm theo. Vậy...
Phương pháp EEG để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bệnh tự kỷ lúc 2 tuổi
Phương pháp xét nghiệm bệnh tự kỷ bằng điện não đồ (EEG) bằng cách chuẩn đoán bệnh bởi các điện cực ghi lại tín hiệu của não bộ. Gần đây, những bác sĩ ở bệnh viện nhi Boston đã sử dụng phương pháp EEG để nghiên cứu và giúp phát hiện sớm những trẻ bị bệnh tự kỷ ở giai đoàn đầu để có khả năng chữa trị cao hơn. Khi tiến hành phương pháp EEG với số lượng >1000 bé nhỏ từ độ tuổi 2 – 12t. Các bác sĩ cho biết là dấu hiệu giữa trẻ bị tự kỷ và trả bình thường khác biệt rõ ràng.
Ở nước ngoài, đặc biệt là nước Anh thì có hơn 500 ngàn đứa trẻ mắ bệnh tự kỷ. Bệnh tự kỷ là một hội chứng rồi loạn ở não, làm ảnh hưởng tới hanh vi, suy nghĩ và giao tiếp ở các trẻ nhỏ. Vì bệnh này không có dấu hiệu chung cho bất cứ ai mắc phải nên rất khó có thẻ chuẩn đoán và khó có thể phát hiện sớm nếu không có kiến thức cơ bản về dấu hiệu bệnh tự kỷ. Theo khảo sát ở Anh thì có tới 50% gia đình có con mắt bệnh tự kỷ không biết con mình bị hội chứng này.
Trong những nghiên cứu gần đây nhất được công bố thì có tới 33 dấu hiệu điện não đồ đặc trưng xuất hiện ở các bé bị bệnh tự kỷ với độ chính xác lến tới 90%.
Tiến sĩ Frank Duffy, một người đứng đầu nhóm nghiên cứu về hội chứng trẻ tự kỷ này cho biết, phương pháp này có thẻ giúp chuẩn đoán hội chứng rối lọa tự kỷ. Cũng có thể xem đây là một trong những bước đột phá giúp việc phát hiện các trẻ bị bệnh tự kỷ từ sớm và có thêm cơ hội và thơi gian để chữa cho các cháu (ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng chữa bệnh càng cao so với các bé lớn tuổi khác
SKĐS – Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây, trẻ tự kỷ có lượng synap thần kinh (là “khớp kết nối” giữa hai tế bào thần kinh của não) tăng quá mức so với trẻ bình thường.
http://suckhoedoisong.vn/me-va-be/hy-vong-moi-cho-tre-tu-ky-20140828213223833.htm
Trong nghiên cứu, David Sulzer, giáo sư sinh học thần kinh và cộng sự thuộc Trường ĐH Columbia đã đánh giá 26 não của trẻ tự kỷ, trong đó gồm 13 trẻ có tuổi từ 2 đến 9, và 13 trẻ có tuổi từ 13 đến 20. Tất cả các trẻ đều đã chết và não của chúng được so sánh giải phẫu bệnh với 22 não của trẻ không bị bệnh tự kỷ.
Nhóm nghiên cứu đã đo mật độ synap thần kinh trong một lượng nhỏ mô não của mỗi bộ não nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vào cuối thời thơ ấu, mật độ synap thần kinh đã giảm khoảng một nửa trong não bộ của trẻ không bị bệnh tự kỷ, nhưng chỉ giảm 16% ở não bộ của trẻ mắc bệnh tự kỷ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thực hiện được việc giảm số lượng các synap thần kinh thông qua điều trị bằng thuốc. Họ đã đưa ra giả thuyết khoa học rằng việc có quá nhiều sinap thần kinh có thể gây ảnh hưởng lớn tới các chức năng của não. Sở dĩ có quá nhiều sinap thần kinh trong não của trẻ tự kỷ là do sự suy giảm quy trình “cắt tỉa” não bình thường trong quá trình phát triển não bộ của trẻ.
Synap thần kinh
Theo họ, “Đây là lần đầu tiên con người phát hiện ra điều này, mặc dù số lượng synap thần kinh có thấp hơn ở một số vùng não của nhóm trẻ lớn tuổi hơn và chuột có hành vi giống như tự kỷ”.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng rapamycin, một thuốc ức chế miễn dịch giúp ngăn ngừa phản ứng thải loại tạng ghép và được dùng để bọc một số stent động mạch vành, có thể giúp phục hồi quy trình “cắt tỉa” synap thần kinh bình thường và cải thiện hành vi giống tự kỷ ở chuột. Hiệu quả này được nhận thấy ngay cả khi thuốc được sử dụng ở chuột đã có các hành vi bệnh lý.
Theo nhóm nghiên cứu “vì rapamycin có thể gây ra tác dụng phụ nên có thể cản trở tới việc sử dụng nó cho trẻ bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, thực tế là chúng ta đã thấy có sự thay đổi về hành vi khi dùng thuốc, điều này giúp gợi ý rằng bệnh tự kỷ vẫn có thể điều trị được ngay cả khi trẻ đã có chẩn đoán bệnh, nếu chúng ta có thể tìm ra một loại thuốc tốt hơn”.
Theo thông tin được công bố trên tạp chí Neuron online ngày 21/8/2014, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra manh mối về nguyên nhân gây ra khiếm khuyết trong quy trình “cắt tỉa” synap thần kinh ở não bộ của trẻ tự kỷ.
Thanh Hà
Theo Columbia University Medical Center, 8/2014
Bài viết liên quan:
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
-
Các cô giáo ở lớp đã tổ chức sinh nhật cho các con trong tháng 11. Một bữa tiệc sinh nhật rất vui và ấm áp bên các bạn các con sẽ còn nhớ mãi:...
-
Sáng ngày 28/10 trường Tiểu học Tô Hiến Thành đã tổ chức cho các bạn lớp Giáo dục đặc biệt đi tham quan ngoại khóa trang trại Giáo dục Erahouse cơ sở 2 tại quận...