-
Trẻ sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ có thể liên quan đến độ tuổi của cha mẹ. Tự kỷ là...
-
4 tuổi chưa biết nói, có phải chậm phát triển?
Cháu tôi 4 tuổi, nhưng tới nay chưa biết nói chuyện, chỉ lâu lâu gọi “ba”,”năm” và “mun”. Nhưng cháu đều hiểu biết lời mình nói và làm theo. Vậy...
Liệu pháp gia đình
- Khái niệm
Gia đình được định nghĩa như là tập hợp nhóm người có liên hệ với nhau về huyết thống hoặc giới tính và cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà. Cấu trúc gia đình thay đổi tuỳ theo sự biến động của xã hội.
Trong xã hội cổ: có nhiều thế hệ, giao tiếp giữa các thành viên nhiều hơn, môi trường tương đối khép kín.
Ngày nay: cấu trúc bị thu nhỏ, có xu hướng tiếp xúc với xã hội bên ngoài sớm hơn và nhiều hơn.
Tuy nhiên dù là xã hội xưa hay nay, thì gia đình vẫn là tổ ấm, là nơi bồi dưỡng và phát triển cả về thể lực lẫn nhân cách và là chỗ dựa về mặt tinh thần.
Ảnh hưởng của gia đình trong quá trình phát sinh và tiến triển bệnh lý thể hiện dưới hai phương diện: di truyền và giáo dục.
Những vấn đề liên quan đến di truyền thì nhất thiết phải cần đến các liệu pháp sinh học. Còn những vấn đề liên quan đến giáo dục, tức liên quan đến yếu tố tâm lý – xã hội, thì phải cần đến liệu pháp tâm lý, trong đó có liệu pháp gia đình.
Học thuyết về hệ thống mô tả một hệ thống như cấu thành của một tập hợp các thành phần trong sự tương tác, đồng thời hoàn toàn độc lập với những hệ thống xung quanh khác mà chính tập hợp đó đã tạo thành cơ sở của sự giao tiếp.
Giao tiếp trong gia đình: dựa vào giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Hệ thống – gia đình – hoạt động mất thăng bằng khi xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Mâu thuẫn mỗi ngày một lớn hơn nếu không được giải quyết, và một hoặc vài thành viên trong gia đĩnh sẽ mắc bệnh.
Liệu pháp gia đình (LPGĐ) được xem như là một liệu pháp nhóm đặc biệt, vì các thành viên nhóm là thành viên của một gia đình.
Tuy nhiên nó được xem như là một liệu pháp tâm lý độc lập với quan niệm rằng những rối loạn của một thành viên trong gia đình là kết quả trước hết của mối quan hệ cảm xúc trong gia đình bị rối loạn.
2. Mục đích của liệu pháp gia đình
Nhằm loại trừ hoặc làm giảm những căng thẳng cảm xúc, thiết lập lại trạng thái cân bằng đã bị phá vỡ bên trong gia đình. Hay nói khác đi là nhằm thay đổi và thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đó.
Liệu pháp gia đình tìm kiếm sự tác động lên mối tương tác giữa người bệnh với môi trường sống của gia đình. Điều này không có nghĩa là để tìm kiếm sự sai lầm hay lỗi của một ai mà chỉ nhằm thay đổi trong phương thức mối quan hệ giữa các thành viên.
3. Phân loại liệu pháp gia đình
– Liệu pháp tâm lý cá nhân
– Liệu pháp cặp đôi hay liệu pháp liên kết
– Liệu pháp nhiều nhóm gia đình
– Liệu pháp nhóm dùng cho một nhóm người không cùng gia đình nhưng có các vấn đềgiống nhau và có thể chia xẻ với nhau cách giải quyết vấn đề;
– Liệu pháp mạng lưới xã hội: cộng đồng hay nhóm xã hội của bệnh nhân (bao gồm các thành viên gia đình, họ hàng, bạn bè, bạn hàng, cộng tác, giáo viên…) cùng tham dự;
– Liệu pháp vectơ hay liệu pháp định hướng: thầy thuốc vận dụng các biện pháp tâm lý nhằm làm cho các lực cảm xúc trong gia đình hướng tới sự hoà hợp.
4. Chỉ định liệu pháp gia đình
– Bệnh nhân tâm thần phân liệt
– Bệnh cơ thể tâm sinh
– Rối loạn ăn uống: ăn uống vô độ (Boulimia nervosa), chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa).
– Các chứng nghiện: nghiện ma tuý (Toxicomania), nghiện rượu (Alcôhlism).
– Chống chỉ định được đặt ra cho những trường hợp mà các thành viên trong gia đình không hợp tác trong khi thảo luận những vấn đề được nêu ra, nghĩa là họ không chấp nhận bất kỳ một sự thay đổi nào.
5. Thực hành liệu pháp gia đình
* Xác định mẫu gia đình về các mặt:
– Cấu trúc gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng
– Các kiểu tương tác, các giai đoạn trong cuộc sống
– Bối cảnh văn hoá- xã hội, trình độ phát triển
– Khuynh hướng hành động, sự kháng điều trị với những liệu pháp đã áp dụng
– Các điểm mạnh, nguồn lực, động cơ và liên minh giữa các thành viên
– Khả năng giải quyết vấn đề.
* Những công việc can thiệp và đánh giá cơ bản:
• Họp tất cả các thành viên cần thiết của gia đình
• Hình thành liên minh điều trị với mỗi thành viên;
• Tìm hiểu suy nghĩ của mỗi người về vấn đề cần giải quyết và ý kiến của họ về điểm mạnh của gia đình và của mỗi thành viên
• Quan sát sự tương tác giữa các thành viên và các vấn đề nảy sinh (Stress -phản ứng với Stress), chú ý quan hệ nhân quả phức tạp;
• Nắm bắt nguyên nhân gây khó khăn trong những mối tương tác;
• Đánh giá các triệu chứng, sự tương tác giữa các thành viên đã làm phát sinh, phát triển hay củng cố các triệu chứng đó như thế nào;
* Hưỡng dẫn những can thiệp ban đầu cũng như sự đánh giá sau đó nhằm vào các hành vi có vấn đề:
– Củng cố sự thống nhất hoà hợp, sau đó tác động lên hành vi có vấn đề;
– Thuyết phục sự cần thiết phải có những ranh giới trong các mối quan hệ
– Khuyến khích sự thay đổi của mỗi hành vi;
– Can thiệp vào các vấn đề làm trở ngại sự hoà hợp và phát triển của gia đình;
– Bồi dưỡng những quan hệ giao tiếp trong sáng, cởi mở và khoan dung;
– Đánh giá các nét đẹp và sự công bằng trong gia đình;
Bồi dưỡng những thay đổi, sử dụng các kỹ thuật
* Hưỡng dẫn những can thiệp ban đầu cũng như sự đánh giá sau đó nhằm vào các hành vi có vấn đề:
– Củng cố sự thống nhất hoà hợp, sau đó tác động lên hành vi có vấn đề;
– Thuyết phục sự cần thiết phải có những ranh giới trong các mối quan hệ
– Khuyến khích sự thay đổi của mỗi hành vi;
– Can thiệp vào các vấn đề làm trở ngại sự hoà hợp và phát triển của gia đình;
– Bồi dưỡng những quan hệ giao tiếp trong sáng, cởi mở và khoan dung;
– Đánh giá các nét đẹp và sự công bằng trong gia đình;
– Bồi dưỡng những thay đổi, sử dụng các kỹ thuật hành vi thích ứng với các vấn đề gia đình.
– Trong LPGĐ, thầy thuốc phải cân nhắc tuỳ theo vấn đề lâm sàng, hoàn cảnh chữa bệnh, trình độ chuyên môn, khả năng về thời gian, kinh phí…
Chủ yếu phải đánh giá ở mọi cấp độ từ sinh học và cá nhân đến các phân nhóm gia đình khác nhau, đặc biệt là cặp vợ chồng, cha mẹ, đến cả gia đình, gia đình lớn cũng như hệsinh thái gia đình – cộng đồng – xã hội. Việc đánh giá này cần quán triệt ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội quá khá và triển vọng tương lai.
Thông qua việc đánh giá này, thầy thuốc có thể quyết định tốt nhất các vấn đề định mức độ và xem xét sự bế tắc ở đâu, sự liên minh và động cơ mạnh nhất ở đâu và ưu tiên trình tự các can thiệp như thế nào.
* Mô hình điều trị 4 mục tiêu:
– Phát hiện các tình huống gây stress mạnh hay những hoàn cảnh đặc biệt dẫn đến đến nghiện ngập hay rối loạn tâm thần.
– Phát hiện các chiến lược vừa tránh stress vừa đối phó với các stress và các hoàn cảnh đặc biệt;
– Giúp bệnh nhân và gia đình thực hiện các chiến lược đề phòng và ðối phó nói trên;
– Dự kiến và ðặt kế hoạch ðối phó với các sự kiện gây stress trong týõng lai.
Bốn mục tiêu cần kế tiếp nhau. Các mục tiêu sau tuỳ thuộc vào sự hoàn thành các mục tiêu trước.
Tác giả: Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Hữu Chiến
Bài viết liên quan:
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
-
Các cô giáo ở lớp đã tổ chức sinh nhật cho các con trong tháng 11. Một bữa tiệc sinh nhật rất vui và ấm áp bên các bạn các con sẽ còn nhớ mãi:...
-
Sáng ngày 28/10 trường Tiểu học Tô Hiến Thành đã tổ chức cho các bạn lớp Giáo dục đặc biệt đi tham quan ngoại khóa trang trại Giáo dục Erahouse cơ sở 2 tại quận...